Là một trong những nhạc cụ có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sáo recorder ngày nay nhận được nhiều sự yêu thích các học viên & khách hàng đam mê âm nhạc. Bên cạnh sự kỳ diệu khi từ chiếc ống trụ đơn giản phát ra âm thanh trong trẻo, sáo recorder còn có nhiều điều thú vị đằng sau.
Khám phá cùng Victoria Music qua loạt bài viết về sáo recorder nhé!
“RECORDER” – THÚ VỊ BẮT ĐẦU TỪ CÁI TÊN
Bạn biết không, trong lịch sử ba đầu, cái tên “recorder” được xuất phát từ chữ “recordari” trong tiếng La-tinh, có nghĩa là “nhớ lại” hoặc “ghi nhớ” và người xưa xem loại nhạc cụ này là một công cụ hữu dụng cho việc luyện tập nhiều lần.
Bên cạnh đó, trong từ cổ của Tiếng Anh, “record” đồng nghĩa với “tweet” (tiếng chim hót). Ngày xưa, tiền thân của sáo recorder cũng chính là một loại nhạc cụ để dạy chim hót theo nhịp điệu.
RECORDER & FLUTE – TUY MỘT MÀ HAI
Vào những năm 1600, người Pháp đã sử dụng từ “flute” nhằm chỉ sáo recorder, và sự định nghĩa này được sử dụng cho đến nửa sau của thế kỷ thứ 18 (cuối thời kỳ Baroque trong lịch sử âm nhạc).
Sau này, để phân biệt, người Ý đã sử dụng từ “flauto toraverso”, trong tiếng Đức sẽ là “Querflöte” và tiếng Pháp là “Flute traversière”. Tất cả đều mang nghĩa “sáo ngang” cho đến khi sáo hiện đại xuất hiện, sự phân định đã trở nên rõ ràng hơn giữa flute và sáo recorder.
VÀ TỪNG CÓ LÚC SÁO RECORDER BỊ LU MỜ
Vào thời kỳ Baroque, sáo recorder được sử dụng rộng rãi, nhưng âm vực rất hạn chế. Cho đến thời kỳ Cổ điển, sáo tây được chế tác và mang âm vực lớn hơn, mạnh mẽ hơn và thay thế vị trí thịnh hành của sáo recorder lúc bấy giờ.
CÂY SÁO LÀM BẰNG NGÀ VOI
Thời xưa, các tầng lớp qúy tộc ở Châu Âu thường đòi hỏi những nhạc cụ làm bằng vật liệu quý, và cây sáo recorder làm bằng ngà voi đã ra đời. Những nhà chế tác lúc bấy giờ sử dụng gỗ mun và ngà voi để tạo nên cây sáo recorder soprano, hoặc sử dụng hoàn toàn ngà voi để mang đến cây sáo recorder bass có độ dài đến 01 mét. Họ tâm niệm rằng ngà voi mang đến cho nhạc cụ một màu trắng đặc biệt và các khớp nối từ chất liệu này sẽ cứng cáp và chắc chắn hơn.
Tuy nhiên, việc buôn bán ngà voi đã bị cấm theo Công ước về Thương mại Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Vì thế, Yamaha đã sử dụng ngà tổng hợp để mô phỏng và đảm bảo độ nguyên bản cho nhạc cụ của mình.
SÁO RECORDER – HIỆN THÂN CỦA THIÊN THẦN
Trong thời kỳ Phục Hưng, sáo recorder được xem là “nhạc cụ của các vì sao” và thường được sử dụng chơi trong các giai điệu mang dải âm kéo dài đến một quãng tám & sáu nốt ( C đến C” đến A’). Mang âm thanh trong trẻo, réo rắt và thuần khiết, sáo recorder trong thời này thường được sử dụng trong dàn nhạc nhà thờ hoặc các cung điện Hoàng Gia, và vì sự liên kết đến từ các tín ngưỡng, sáo recorder tại thời kỳ Phục Hưng đã xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật.