Tiếp nối những điều thú vị của sáo recorder, phần tiếp theo của chuỗi bài viết dành cho hội yêu sáo chính là những xuất hiện của sáo recorder trong lịch sử thế giới. Khám phá cùng Victoria Music nhé!

Bạn biết không? Sáo recorder từng xuất hiện trong vở kịch Hamlet của đại thi hào Shakespeare. Trong phân đoạn thuộc màn 03, cảnh 02, Hamlet yêu cầu Guildenstern chơi sáo recorder và anh ta đã từ chối yêu cầu đó. Hamlet đã cho rằng điều đó thật dễ dàng như lời nói dối trước đó của Guildenstern. Trớ trêu hơn, hàm ý sâu xa của Hamlet còn chỉ những lời không thành thật của Rosencrantz và Guildenstern là một trò đùa, tựa như một người đang cố gắng chơi một loại nhạc cụ mà không biết cách chơi như thế nào.

Không chỉ xuất hiện trong phân đoạn Hamlet, đại thi hào Shakespeare còn sử dụng sáo recorder để tạo ra phần giai điệu cho các tác phẩm của mình. Cụ thể, trong vở kịch A Midsummer Night’s Dream (tạm dịch: Giấc mộng đêm hè), âm thanh du dương và trong trẻo của sáo recorder đã được ngân vang trong nhiều phân đoạn. Lý giải về việc này, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định rằng vì sáo recorder đã được sử dụng rất rộng rãi vào cuối thời kỳ Phục Hưng. Và như đã đề cập trong phần 01, thời kỳ Baroque chính là khoảng thời gian hoàng kim của sáo recorder.

Bên cạnh sự đào hoa nổi tiếng của mình, vua Henry VIII còn là người có khả năng âm nhạc khá ấn tượng và là một nhà sưu tập sáo kỳ cựu. Được nhận định là một tín đồ của sáo recorder, nhiều nhà khảo cổ đã tìm ra được vua Henry VIII sở hữu nhiều chiếc rương lưu trữ kho tàng sáo recorder của mình.  Mỗi chiếc rương chứa từ 04 đến 09 chiếc sáo, mỗi bộ được sản xuất cùng nhau và được chế tác để có thể biểu diễn cùng lúc.

Sinh thời, vua Henry VIII đã sưu tập đến 76 cây sáo recorder trước khi qua đời vào 1547. Nhiều bằng chứng lịch sử được lưu lại, vị vua đào hoa này không chỉ thích sưu tập sáo recorder, mà còn có thể biểu diễn thành thạo loại nhạc cụ này.

Quay trở lại vào năm 1936, tại Thế Vận Hội Berlin, du học sinh người Nhật tên Yoshitaka Sakamoto đã bị thu hút bởi âm thanh trong trẻo được phát ra từ những cây sáo recorder trong nhóm thiếu nhi đang biểu diễn. Sau đó, ông đã nhận ra nhiều giá trị giáo dục và tinh thần từ loại nhạc cụ này, và trên đường trở về quê hương, Yoshitaka đã mang 03 mẫu sáo recorder, gồm: soprano alto và tenor về Nhật Bản.

Sau đó, đích thân ông đã có buổi trò chuyện và khuyến nghị với Nihon Kangakki Kabushikigaisha (tiền thân của tập đoàn Yamaha) về việc chế tác và sản xuất các mẫu sáo recorder tại Nhật Bản.

Cho đến năm 1959 – hay “Showa năm thứ 34” theo lịch dựa trên thời đại lúc bấy giờ, sáo recorder lần đầu tiên được sử dụng tại các trường học của xứ sở hoa anh đào. Và một số tài liệu lịch sử đã ghi chép lại, từ năm 1947, các học sinh Nhật Bản được bắt đầu học sáo recorder từ năm thứ 06 của cấp bậc tiểu học.

Trong chế tác nhạc cụ, gỗ là chất liệu thay đổi theo thời gian và phần nào sẽ ảnh hưởng đến chất âm của nhạc cụ. Tuy nhiên, nhiều nhà khảo cổ đã tìm ra những cây sáo recorder từ thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ thứ 15 đến 16) và thời kỳ Baroque (thế kỷ thứ 17 đến 18) vẫn được tồn tại cho đến ngày nào và chất âm vẫn được giữ nguyên vẹn.

Tại các cuộc triển lãm bảo tàng, những cây sáo recorder lâu đời đã nhận được rất nhiều sự chú ý. Cho đến nay, đã có rất nhiều nhận định và lý giải được đưa ra, song sự thật về những cây sáo trăm tuổi vẫn thu hút sự tò mò của mọi người.

Và đến đây, phần 02 về những sự thật thú vị của sáo recorder đã được khép lại. Tại Yamaha Music, sáo recorder tuy lạ lẫm, nhưng vẫn là loại nhạc cụ lôi cuốn nhiều niềm đam mê âm nhạc. Đến ngay các cửa hàng nhạc cụ của Yamaha Music để trải nghiệm loại nhạc cụ lâu đời này nhé!

Trả lời