Đàn nguyệt được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt, xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI, cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt. Đàn nguyệt có hai dây, thuộc bộ dây chi gảy của dân tộc Việt. Ngoài tên gọi đàn nguyệt còn có các tên gọi khác là đàn kìm, quân tử cầm, vọng nguyệt cầm. Tên gọi đàn nguyệt do có mặt đàn hình tròn như mặt trăng.
Miền Bắc Ðàn Nguyệt được sử dụng trong Hát Chèo, Hát Chầu Văn, ở miền Trung Ðàn Nguyệt gắn bó với Ca Huế và ở miền Nam Ðàn Nguyệt thường gọi là Ðàn Kìm sử dụng trong các dàn nhạc Tài Tử và Cải Lương. Ðàn Nguyệt còn tham gia nhiều Dàn nhạc Dân tộc khác như Dàn nhạc Bát âm, Dàn nhạc Lễ… khi đệm cho Hát Chầu Văn chỉ cần một cây Ðàn Nguyệt cùng với hai nhạc khí gõ…
Model : VIC-NM1
Thành đàn: làm bằng gỗ mun
Có khảm trai tinh tế
Mặt đàn và đáy đàn : Gỗ ngô đồng
Đường kính : 370 mm
Cao:70 mm
Chiều dài đàn:1050
Dây đàn : Nylon
Thành đàn : Gỗ mun
Mặt đàn : Gỗ ngô đồng
Hoạ tiết : Khảm trai
Xuất xứ : Việt Nam
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.